Tiếng Anh là môn học có tính kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, mất gốc Tiếng Anh là tình trạng xảy ra ở nhiều người. Nếu trong những năm đầu học Tiếng Anh, các bạn học sinh, sinh viên không nắm vững kiến thức cơ bản thì sẽ rất dễ bị mất gốc, càng học lên cao càng không hiểu gì. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa mất gốc Tiếng Anh chỉ trong vòng 6 tháng với kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả.
Mất gốc Tiếng Anh là gì?
Gốc Tiếng Anh là những kiến thức cơ bản mà bất cứ người học nào cũng cần biết dù là học giao tiếp, học trong nhà trường, học để làm việc hay học để thi các chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL,… Gốc Tiếng Anh gồm cách phát âm chuẩn 44 âm cơ bản trong bảng IPA, cách phát âm chuẩn từ và câu, các bộ từ vựng thông dụng, ngữ pháp cơ bản.
Người có gốc Tiếng Anh có thể hỏi và trả lời các chủ đề đơn giản, đọc hiểu các văn bản ở mức độ dễ và viết các câu ngắn. Người mất gốc Tiếng Anh thường có các đặc điểm sau:
Phát âm sai
Người mất gốc Tiếng Anh thường không thể bắt chước phát âm của người bản xứ do không nắm vững cách phát âm các âm vô thanh (âm thổi), âm rung, không phân biệt được các cặp nguyên âm (nguyên âm dài, nguyên âm ngắn), không quen với việc phát âm phụ âm cuối (ending sound), không nhấn hoặc nhấn sai trọng âm.
Nguyên nhân thường là do khi mới học Tiếng Anh, người học không được học bảng 44 âm IPA và các quy tắc phát âm chuẩn chỉ. Nếu bạn không may mắn học Tiếng Anh từ một giáo viên có cách phát âm sai, chỉ chú trọng đến việc ghi nhớ mặt chữ và nghĩa của từ thì thường khó tránh khỏi điều này. Việc tự học mà không tìm hiểu kĩ, không có người chỉnh sửa phát âm cũng rất dễ dẫn đến việc phát âm sai.
Một khi cách nói sai đã thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên thì rất khó sửa. Kể cả khi đã sửa thành công, tốc độ nói cũng chậm hơn nhiều so với người học đúng ngay từ đầu vì não bộ phải thêm một bước chọn lọc cách nói đúng. Phát âm sai cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nghe hiểu kém.
Nghe hiểu kém
Như đã nói ở trên, người mất gốc Tiếng Anh thường nghe hiểu kém do phát âm sai. Tình trạng này còn bởi cách học chay bằng giấy bút, không luyện nghe thường xuyên.
Người nghe hiểu kém không chỉ bó tay trước những câu dài, câu khó, tốc độ nói nhanh mà thậm chí không nhận ra cả những từ hoặc câu bản thân đã học thuộc lòng, đã quen cách viết.
Vốn từ vựng hạn chế
Theo thống kê của các nhà khoa học, để giao tiếp Tiếng Anh cơ bản, người học cần ghi nhớ hơn 1000 từ vựng. Với những người có nhu cầu học lấy chứng chỉ, đi du học, xin định cư, cần số lượng lớn hơn rất nhiều, là 3000 từ.
Người mất gốc Tiếng Anh thường chỉ nhớ vài trăm những từ vựng ngắn và dễ, khi đọc bất cứ văn bản nào đều khó trôi chảy, phải tra từ điển rất nhiều.
Ngữ pháp kém, khó khăn trong việc ghép các từ thành câu
Tạo lập câu trong Tiếng Anh giống như xây một bức tường. Từ vựng là các viên gạch. Ngữ pháp chính là xi măng gắn kết các viên gạch với nhau. Như vậy, nếu ngữ pháp kém, dù có vốn từ vựng, người mất gốc Tiếng Anh cũng rất khó khăn trong việc nói hoặc viết một câu hoàn chỉnh.
Người mất gốc Tiếng Anh khi cố gắng nói, hoặc viết thường mường tượng trong đầu câu Tiếng Việt rồi “dịch” từng từ sang Tiếng Anh. Tiếng Anh thuộc hệ ngôn ngữ Âu – Ấn rất khác với Tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Nhật (thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á) trong cách sắp xếp từ ngữ. Nhất là việc trái ngược hoàn toàn trong cấu trúc của cụm danh từ.
Đó cũng là nguyên nhân người mất gốc Tiếng Anh rất ngại nói, ngại viết những câu hoàn chỉnh mà thường chỉ nói các từ trọng tâm khi trả lời câu hỏi để tránh sai sót.
Nguyên nhân dẫn đến mất gốc Tiếng Anh
Trở ngại về mặt tâm lý
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất gốc tiếng anh là do sự trở ngại về mặt tâm lý lớn. Dù xuất phát điểm của bạn từ đâu, nhưng một khi đã gặp trở ngại trong việc tiếp thu Tiếng Anh, bạn sẽ càng lún sâu hơn vào sự tự ti và rất khó khăn để có thể vượt qua nó. Chính rào cản này sẽ tác động mạnh mẽ tới tâm lý và động lực học tập của bạn. Và Tiếng Anh trở thành nỗi ám ảnh của họ, để rồi mỗi khi nhìn thấy họ sẽ cảm thấy sợ hãi và muốn từ bỏ.
Việc sợ và ngại nói một ngôn ngữ mới, không phải là tiếng mẹ đẻ cũng là nguyên dân khiến các bạn trẻ thu hẹp khoảng cách giao tiếp, đẩy việc học Tiếng Anh trở nên khó khăn. Tâm lý ngại ngùng khi giáo viên, bạn bè chỉnh sửa lỗi phát âm hoặc ngữ pháp đã làm các bạn cảm thấy thiếu tự tin với việc học tiếng Anh.
Tình trạng cảm thấy tự ti về bản thân của các bạn học sinh hay người đi làm rất phổ biến hiện nay. Việc học không hiểu bài, không có ai giải đáp thắc mắc trong quá trình học, e dè khi phải hỏi người khác. Hay như các bạn học sinh, bố mẹ bận rộn không có thời gian quan tâm việc học của con cái, hoặc là làm bài bị điểm kém liên tục. Tất cả những nguyên nhân này đều khiến người học mất đi quyết tâm, và dần dần sẽ trở nên tự ti và mất gốc Tiếng Anh.
Chưa có định hướng học tập rõ ràng
Rào cản tâm lý là trở ngại khiến những người học trở nên mơ hồ và lo sợ. Thì định hướng sẽ là tấm bản đồ để soi chiếu những kế hoạch được đề ra liệu có đi đúng hướng hay không? Ở đây, các học viên mất gốc Tiếng Anh thường là những người chưa có định hướng học tập rõ ràng. Điều này gây nên hoang mang từ trong tâm lý và làm bạn trở nên lúng túng, mất phương hướng trong việc học Tiếng Anh.
Việc học mà không có mục đích, không xác định được kế hoạch học tập sẽ dẫn đến tình trạng vô cùng tồi tệ.
Việc học mà không có mục đích, không xác định được kế hoạch học tập sẽ dẫn đến tình trạng vô cùng tồi tệ. Bạn sẽ không thể tự trả lời được rằng học để làm gì khiến tinh thần học tập đi xuống và bỏ bê học hành.
Thiếu phương pháp học tập đúng đắn
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh là do thiếu phương pháp học tập đúng đắn. Việc xác định được mục tiêu và kế hoạch học tập cần đi đôi với phương pháp phù hợp để có thể đạt được kết quả mong muốn. Có mục tiêu mà không có phương thức, bạn cũng rất dễ bị nản lòng trước những khó khăn và thử thách. Khi ấy, mục tiêu và kế hoạch của bạn cũng trở nên sáo rỗng vì đó là những mục đích “trên trời”.
Đây cũng chính là vấn đề nhiều bạn học viên vướng phải – thiếu phương pháp học Tiếng Anh. Thiếu phương pháp học, những bạn mất gốc Tiếng Anh sẽ không biết mình nên đi đâu về đâu, học tập không còn hứng thú. Từ đó xảy ra nhiều tình trạng học Tiếng Anh theo kiểu chống chế, học cho có và dẫn đến kết quả vô cùng tệ là mất gốc Tiếng Anh.
Bên cạnh đó, thiếu sự kiên nhẫn khi học Tiếng Anh, nóng vội muốn đạt kết quả cũng là vấn đề mà những người mới học gặp phải hiện nay. Xu hướng sống vội, sống nhanh của giới trẻ đã không còn quá xa lạ. Nhưng nó cũng vô tình để lại ảnh hưởng nặng nề với việc học Tiếng Anh.
Lộ trình học cho người mất gốc Tiếng Anh
Người mất gốc Tiếng Anh nên học theo lộ trình sau:
Bước 1: Chuẩn hoá phát âm
Để nói được hay thì trước tiên bạn cần phải phát âm sao cho đúng đã! Hãy đảm bảo rằng bạn có thể phát âm một cách chuẩn chỉ và rõ ràng 44 âm trong bảng IPA. Tốt nhất, bạn nên học phát âm với thầy cô giáo có chuyên môn tốt để hướng dẫn bạn cách tạo khẩu hình miệng, cách lấy hơi và sửa lỗi sai. Sau đó, bắt đầu tập phát âm các từ 1 âm tiết, hai âm tiết đơn giản. Với các từ dài và khó hơn, cần chú ý cách nhấn trọng âm.
Bạn có thể lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích để khiến việc luyện phát âm trở nên hứng thú hơn. Luyện phát âm qua các chương trình bằng Tiếng Anh như phim ảnh, show truyền hình thực tế cũng là cách luyện tập hiệu quả. Chỉ cần bạn kiên trì nghe, bắt chước và tập đi tập lại nhiều lần thì chắc chắn khả năng phát âm, nghe và nói cũng sẽ cải thiện đáng kể.
Tốt nhất, khi học bất cứ từ vựng nào, bạn đều nên tra trên các app trên điện thoại hoặc từ điển https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/ trên máy tính, nhìn phiên âm, nghe nhiều lần cách đọc đúng rồi bắt chước lại.
Để thực hành phát âm, bạn hãy đứng trước gương để tập nói. Việc này sẽ giúp bạn điều chỉnh được khẩu hình và lực đẩy hơi cho đúng. Với những bạn mất gốc Tiếng Anh, việc thực hành phát âm nhiều nhất có thể sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể. Bạn cũng có thể tập đọc các mẩu truyện ngắn hoặc đoạn văn ngắn để luyện tập được cách phát âm của mình.
Ngoài việc nghe giọng của người bản xứ, bạn hãy chuẩn bị máy ghi âm để nghe lại giọng nói của mình. Việc tự luyện phát âm, thu lại và nghe để chỉnh sửa sẽ giúp các bạn mất gốc Tiếng Anh nhận thấy các lỗi sai trong cách phát âm của mình. Từ đó, các bạn so sánh lại với giọng phát âm chuẩn, thu đi thu lại đến khi nào cảm thấy giọng mình nói đúng thì thôi.
Bước 2: Học từ vựng một cách kiên trì và đều đặn
Người mất gốc Tiếng Anh ghi nhớ thêm ít nhất 5 từ mới một ngày trong suốt quá trình học. Học một từ mới tức là bạn cần đảm bảo đọc đúng, nghe đúng, viết đúng và hiểu đúng.
Nguyên tắc để học từ vựng phổ biến nhất cho người mất gốc Tiếng Anh là nên học cụm từ chứ không phải học một từ duy nhất. Ví dụ khi học từ’’ interested” thì phải nhớ cả cụm’’ be interested in” thì mới đặt được một câu cho đúng. Để nhớ được một từ vựng thì không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc học cách để sử dụng được chúng.
Hãy cố gắng thêm những từ mới học khi luyện nói hay viết Tiếng Anh. Lúc đầu bạn có thể sẽ bị gượng, thiếu tự nhiên khi áp dụng, nhưng lâu dần bạn sẽ nhớ được kho từ vựng khổng lồ. Cách nhớ này giúp bạn tự tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ vừa mới học mà không cần chép đi chép lại trên giấy.
Nhiều người hay tìm một danh sách từ vựng đã sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái hoặc liệt kê hàng loạt các từ rời rạc không có liên kết với nhau rồi cố gắng ghi nhớ chúng. Điều đó chỉ khiến bạn học trước quên sau. Bạn nên chọn lọc từ mới thuộc chủ đề bản thân yêu thích. Đó có thể là các từ trong những hát phổ biến, trong một câu thoại phim cực ngầu hoặc đơn giản là từ vựng bắt gặp ở các bao bì, các biển báo bạn tình cờ nhìn thấy.
Khi mất gốc Tiếng Anh, học từ vựng đúng trình độ cũng là việc bạn cần phải quan tâm. Khi mới bắt đầu học bạn nên học các từ vựng cơ bản, quen thuộc nhất để có thể cảm nhận tốt nhất về những từ nên học. Bạn đừng tự ép bản thân học thuộc từ mà hãy biến từ vựng đó thành một cách quen thuộc và hiển nhiên.
Bước 3: Học ngữ pháp cơ bản
Theo cá nhân mình, với những người đang chữa mất gốc Tiếng Anh nên bắt đầu với các kiến thức ngữ pháp sau:
- Phân biệt danh từ, động từ, tính từ, trạng từ
- Cấu trúc đơn giản nhất của một câu S + V + O. Nên tập tạo các câu ngắn ở thì hiện tại đơn bằng cấu trúc này
- Ba thì động từ cơ bản nhất: hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn
- Cách tạo lập cụm danh từ
- Một số cụm từ thông dụng
Cách học Tiếng Anh truyền thống nhấn mạnh vào việc học các ngữ pháp khó, đào rất sâu vào mỗi mảng ngữ pháp là chưa cần thiết trong giai đoạn này. Bạn chỉ cần học những điều cơ bản nhất, làm các bài tập đơn giản đủ để có thể hiểu các đoạn hội thoại và bắt đầu học nói.
Về cách học các thì cho người mất gốc Tiếng Anh, bạn cần nắm được cấu trúc, cách sử dụng và những dấu hiệu để nhận biết. Chẳng hạn như thì hiện tại đơn. Cấu trúc của thì hiện tại đơn này đươc miêu tả như sau:
- VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Khẳng định): S + Vs/es + O
(Phủ định): S+ DO/DOES + NOT + V +O
(Nghi vấn): DO/DOES + S + V+ O ?
- HOẶC VỚI ĐỘNG TỪ TOBE
(Khẳng định): S+ AM/IS/ARE + O
(Phủ định): S + AM/IS/ARE + NOT + O
(Nghi vấn): AM/IS/ARE + S + O
Và thì hiện tại đơn được sử dụng để miêu tả hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và nó trở thành một thói quen thường xuyên. Thông thường thì hiện tại đơn dùng để miêu tả một chân lý vĩnh cửu. Để nhận biết thì hiện tại đơn thì trong câu thường sẽ xuất hiện những trạng từ tần suất. Chẳng hạn như always, usually, often, generally hoặc frequently,…
Bạn hãy áp dụng học 11 thì còn lại giống như ví dụ về hiện tại đơn. Hãy học tất cả 3 khía cạnh từ cấu trúc, phương pháp sử dụng và những dấu hiệu nhận biết của thì này.
Bước 4: Luyện nghe thật nhiều
Khi luyện nghe, chúng ta không cần tạo áp lực phải hiểu toàn bộ nội dung. Hãy cứ nghe một cách thoải mái, cố gắng bắt được những từ bạn đã học. Người học nên đoán nội dung và kiểm tra lại phụ đề (nếu xem youtube) hoặc đáp án trong sách. Theo thời gian, bạn sẽ quen và hiểu với cách nói Tiếng Anh của người bản xứ.
Các bạn có thể tham khảo cách luyện nghe dưới đây:
-
Bước 1: Nghe toàn bộ video bất kì
Trong quá trình nghe, bạn chỉ cần tập trung làm rõ những câu hỏi. Vì dụ như: Chủ đề bài nghe về cái gì? Có bao nhiêu ý chính và ý phụ? Ở bước nghe đầu tiên này bạn cũng không nên dừng video và nghe lại từng câu.
Cứ nghe hết video từ đầu tới cuối và cố gắng nắm bắt những ý chính nhất mà bạn nghe được. Trong trường hợp bạn đã nghe từ 10-20 lần trở lên mà vẫn không nắm được ý chính thì có thể bài nghe đang quá với khả năng nghe của bạn. Bạn cần thay đổi một bài nghe dễ hơn để nó phù hợp với trình độ hiện tại của bạn.
-
Bước 2: Note-taking
Bạn cần chuẩn bị sẵn một quyển sổ và một cây bút. Ở bước này, bạn vẫn tiếp tục nghe và không dừng lại. Tuy nhiên bạn hãy nghe từ đầu đến cuối và ghi lại những ý chính mà mình nắm được. Bước taking note này giúp bạn hệ thống lại toàn bộ nội dung chính mà bạn đã nghe đi nghe lại ở bước đầu tiên.
-
Bước 3: Chép chính tả
Ở bước này, bạn hãy dừng lại từng câu và ghi lại chính xác những gì bạn vừa nghe thấy. Việc này sẽ giúp bạn kiểm tra lại khả năng nghe cũng như từ vựng và ngữ pháp của mình.
-
Bước 4: Nghe và kiểm tra lại
Ở bước này thì bạn cần có “bản nội dung” của bài nói trong video để hoàn thiện bước nghe cuối cùng này. Hãy so sánh nội dung cùng những gì bạn đã nghe được. Để biết được những chỗ nào mình nghe chưa được. Bước này rất quan trọng để giúp bạn nhận ra điểm yếu của mình khi nghe. Đó là do yếu về từ vựng hay do phát âm kém.
Bước 5: Luyện kỹ năng đọc hiểu
Đọc thầm là thói quen đọc hiểu văn bản mà hầu như ai cũng gặp phải. Những người mất gốc Tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu cần phải loại bỏ thói xấu này. Thông thường khi đọc văn bản thì trong đầu chúng ta sẽ rất hay tự phát ra âm tiết của con chữ mà chúng ta nhìn thấy. Lối dạy và học truyền thống đã dạy chúng ta rằng nếu nói thầm những âm tiết thì sẽ đọc nhanh hơn. Nhưng thực ra nếu bạn làm như vậy thì sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của não bộ. Giải pháp thay đổi cho vấn đề này đó là bạn hãy đọc to văn bản lên.
Những người mất gốc Tiếng Anh cần tìm kiếm cho mình một môi trường tuyệt đối yên tĩnh tránh nhiễu để đọc dễ dàng. Hãy loại bỏ thói quen đọc bừa bãi, đọc mọi nơi mọi lúc. Hãy dành khoảng thời gian tương đối và đọc một cách nghiêm túc sẽ rất hiệu quả. Bạn cũng có thể đeo tai nghe khi đang đọc. Việc phát ra nhạc hay âm thanh dễ chịu cũng sẽ tạo cảm hứng cho việc học, và sẽ cách ly được tiếng ồn từ môi trường bên ngoài.
Đọc từng từ một là thói quen đọc để lấy ý nghĩa của từ trong văn bản. Để từ đó có thể suy ra nghĩa của toàn bộ câu. Thực tế phương pháp đọc này rất mất thời gian và công sức. Để giải quyết vấn đề này thì bạn cần mở rộng mắt ra khi đọc. Thay vì cứ chú ý đến từng từ một thì hãy chú ý tới cả cụm từ hoặc cả câu. Trong trường hợp bạn gặp từ mới và phải hiểu nghĩa của nó thì hãy tra nghĩa của nó và hiểu nội dung của nó dựa trên bối cảnh của câu. Hạn chế không nên sa đà vào một từ mới quá lâu.
Bước 6: Luyện viết Tiếng Anh
Luyện viết Tiếng Anh hàng ngày là phương pháp tiên quyết. Mà bạn nhất định nên thực hiện. Cho dù bạn là người mới bắt đầu luyện viết hay là những người đã học từ lâu. Thì để có thể viết đúng và trôi chảy vẫn phải luyện tập thường xuyên. Bạn phải bắt tay vào viết thì mới biết được mình yếu chỗ nào để khắc phục.
Chúng ta không thể hoàn thiện bài viết ngay từ lần đầu tiên. Do đó bạn nên viết nhiều bản nháp. Bạn có thể xem xét lại nhiều lần. Để phát hiện cũng như chỉnh sửa được các lỗi sai về ngữ pháp, ngôn từ, cách hành văn. Qua một bài viết mới thì bạn sẽ có câu từ rõ ràng hơn và tạo hứng thú cho người đọc. Bạn cũng nên lưu lại tất cả những bài viết của mình để có thể đánh giá được sự tiến bộ của mình.
Hãy đọc thật nhiều vì việc đọc sẽ giúp bạn thấm dần cách sử dụng những ngữ pháp cùng vốn từ vựng phong phú vào quá trình luyện viết. Hơn nữa khi bạn đọc cách hành văn của người bản xứ bạn sẽ nhận ra những điều khác biệt so với khi bạn viết bằng Tiếng Việt.
Bước 7: Tập giao tiếp với những chủ đề đơn giản
Đầu tiên, chúng ta cần học thuộc những câu hỏi và trả lời cơ bản. Tốt nhất, bạn nên tập nói cùng giáo viên hoặc những người có trình độ Tiếng Anh tốt để ghi nhớ lâu hơn và hình thành phản xạ. Nếu chỉ học một mình, bạn có thể bắt chước nhân vật trong các audio hoặc video.
Những bạn mất gốc Tiếng Anh hay gặp phải trường hợp này khi học Tiếng Anh, đó là dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh. Đây là cách học vô cùng sai lầm. Chưa kể bạn sẽ gánh chịu hậu quả là dịch vừa lâu, mà câu bạn tạo ra lại sai cấu trúc và lủng củng. Thay vào đó hãy học cụm từ. Và bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về những gì bạn đang nói.
Chữa dứt điểm mất gốc Tiếng Anh với khoá học gia sư 1-1 cùng Times Edu
Times Edu đảm bảo lấy lại gốc Tiếng Anh cho bạn chỉ sau 6 tháng. Với khoá học gia sư 1-1, giáo viên sẽ thiết kế chương trình học riêng biệt phù hợp với trình độ và điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Đặc biệt, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong 3 kỹ năng nghe, nói và tạo lập câu – những kỹ năng khó được đảm bảo khi bạn tự học hoặc đăng ký các lớp đông thành viên. Chi tiết khóa học mời bạn xem TẠI ĐÂY