TRƯỜNG CỦA CHÚNG TÔI ĐÃ MỞ
Gọi để có thông tin chi tiết
x

Tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh 2022?

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

Tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh là câu hỏi không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là những người làm trong ngành công nghệ thông tin. Thấu hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc nói chung và với ngành công nghệ thông tin nói riêng, nhiều người đã bắt đầu dành thời gian để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Vậy học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin như thế nào cho hiệu quả?

Tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh?

Tiếng Anh hiện đang là ngôn ngữ chính thông dụng nhất của ngành công nghệ thông tin (IT), cụ thể là trong các tài liệu, giao diện công cụ, phần mềm và nền tảng hỗ trợ trong lĩnh vực này.

Trước hết, trong bất kỳ việc gì chúng ta làm để có thể kiên trì, quyết tâm và từ đó đạt được những thành quả nhất định, chúng ta cần phải tìm được động lực cho mình. Vậy tiếng Anh mang đến những lợi thế gì cho người làm công nghệ thông tin?

1. Tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh

Đầu tiên, việc biết thêm một ngôn ngữ nữa cụ thể ở đây là tiếng Anh có thể nhân đôi hay thậm chí nhân ba, nhân bốn số lượng tài liệu, nền tảng chia sẻ kiến thức, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin mà bạn có thể tiếp cận để nâng cao kiến thức chuyên ngành.

Ban đang học lập trình web và đã tham khảo gần như tất cả các tài liệu tiếng Việt mà bạn tìm được nhưng bạn vẫn muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn. Lúc này, khả năng đọc – hiểu tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các tài liệu lập trình web được viết bằng tiếng Anh.

Hay đơn giản bạn đang mày mò lập trình game và thường xuyên lên Youtube xem các video hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, các video bằng tiếng Việt đôi khi chưa truyền tải những thông tin bạn đang tìm kiếm và số lượng các video tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt chuẩn hiện chưa nhiều. Trong tình huống này, vừa có khả năng nghe – hiểu tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn rất nhiều.

2. Dễ dàng học và sử dụng các ngôn ngữ lập trình

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

Việc có khả năng tiếng Anh, đặc biệt là vốn từ vựng tiếng Anh về các thuật ngữ IT ổn sẽ khiến cho việc học hay sử dụng ngôn ngữ lập trình của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều vì các ngôn ngữ lập trình chủ yếu dùng tiếng Anh.

Bạn có một đoạn code được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript – một trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Trong đoạn code chứa nhiều từ tiếng Anh từ quen thuộc với khá nhiều người đến không quen thuộc lắm như “document” – “tài liệu/ văn kiện/…”, “update” – “cập nhật”, “photo description” – “mô tả hình ảnh”,….

Nếu chúng ta hoàn toàn không hiểu nghĩa những từ này, việc ghi nhớ và sử dụng chúng sẽ khó khăn. Ngược lại, nếu ta nắm được ý nghĩa của chúng, ta cũng sẽ cảm thấy quen thuộc và từ đó có thể ghi nhớ và sử dụng chúng nhanh chóng, thành thục hơn. Hiệu quả học và lập trình cũng nhờ vậy mà được nâng cao.

Xem thêm: Làm thế nào để người đi làm giao tiếp tiếng Anh tốt hơn trong công việc 2022?

3. Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ lập trình

Ngoài ngôn ngữ lập trình, hầu hết giao diện của mọi công cụ (tool) hỗ trợ lập trình, phát triển phần mềm (software) đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy khi nắm vững được các vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, các thao tác trên những nền tảng ứng dụng lập trình sẽ trở nên dễ dàng hơn giúp các lập trình viên cải thiện hiệu suất làm việc của mình lên rất nhiều.

4. Có lợi thế khi ứng tuyển công ty đa quốc gia

Các nhà tuyển dụng đến từ các công ty đa quốc gia luôn đánh giá cao những nhân viên hay lập trình viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Vì điều đó cho thấy họ không chỉ dễ dàng làm việc với các ngôn ngữ lập trình vốn sử dụng tiếng Anh mà còn có thể trao đổi với các đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng sử dụng tiếng Anh.

Đồng thời, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng đem đến cho bạn những cơ hội đi tu nghiệp hay làm việc thường trú ở nước ngoài.

5. Dễ dàng làm việc với các đối tác, khách hàng nước ngoài

Việc sử dụng tốt tiếng Anh, đặc biệt là hai kỹ năng nghe – nói sẽ giúp chúng ta dễ dàng trao đổi với các đối tác và khách hàng nước ngoài. Điều này giúp tăng hiệu quả làm việc và là một “điểm cộng” trong mắt sếp và những đồng nghiệp khác. Nếu bạn là một lập trình viên freelance, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng có thể đem lại cho bạn nhiều cơ hội hợp tác với các khách hàng nước ngoài.

Xem thêm: Cách thành thạo tiếng Anh cho người đi làm trong 3 tháng mà không cần đến lớp.

Dân công nghệ thông tin cần học tiếng Anh như thế nào?

Khi muốn trau dồi kiến thức tiếng Anh để phục vụ cho việc học lập trình và lập trình, các bạn cần chú ý vào: Từ vựng (ưu tiên từ vựng chuyên ngành), Ngữ pháp (các điểm ngữ pháp cơ bản), Kỹ năng Đọc và Kỹ năng Nghe.

1. Từ vựng

Đối với phần từ vựng, bạn nên ưu tiên học các từ vựng chuyên ngành lập trình trước. Sau đó, bạn có thể học thêm từ vựng liên quan đến lĩnh vực mà bạn lập trình.

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

Nếu bạn chủ yếu lập trình website tiếng Anh cho các công ty trong lĩnh vực viễn thông, bạn hãy cố gắng trau dồi thêm một số từ vựng về chuyên ngành viễn thông có khả năng xuất hiện trên các website đó hoặc sẽ xuất hiện trong quá trình bạn viết code.

2. Ngữ pháp

Để đọc – hiểu và nghe – hiểu các tài liệu, video về lập trình, bạn không nhất thiết phải nắm tất cả các điểm ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên nếu bạn có thể thành thạo ngữ pháp tiếng Anh, khả năng nghe – hiểu của bạn sẽ được tối ưu hóa.

Nếu bạn chưa từng tiếp xúc với tiếng Anh hoặc đang cần “xây” lại nền tảng, để tránh tự gây áp lực cho bản thân dẫn đến chán nản hay “đuối”, bạn có thể tập trung trước vào những điểm ngữ pháp cơ bản sau:

  • Từ loại
  • Trật tự từ trong một câu
  • 12 thì tiếng Anh (khẳng định, phủ định và nghi vấn)
  • Trợ động từ tiếng Anh, Modal verb

Xem thêm:

3. Kỹ năng Đọc

Để rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh về lập trình, tất nhiên chúng ta cần luyện đọc với các tài liệu tiếng Anh về lập trình. Tuy nhiên, trước hết, bạn cần xác định xem kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh hiện tại của bạn thân đã phù hợp để bắt đầu luôn với bước này không.

Dưới đây là một số loại tài liệu luyện đọc phù hợp với từng trình độ khi bạn mới bắt đầu luyện đọc:

  • Các nền tảng với các bài đọc cho nhiều cấp độ

BITS English Language Learning
English Online
English Club
The Learning Network

  • Các nền tảng với bài đọc về lĩnh vực Công nghệ – Công nghệ thông tin – Lập trình

TechCrunch
Wired
Webmoney.com
The Next Web
The Verge

4. Kỹ năng Nghe

Tương tự như kỹ năng đọc – hiểu, khi mới bắt đầu học ta không nên vội vàng luyện nghe luôn với các video, bài nghe, podcast chủ đề lập trình mà nên xác định năng lực nghe hiện tại và chọn bài nghe cho phù hợp. Một số gợi ý về các nguồn tài liệu luyện nghe:

  • Dành cho người học muốn làm quen dần với nghe tiếng Anh nhiều cấp độ

Randal’s ESL Cyber Learning Lab
BBC Learning English
British Council Learn English
ELLO
Storyline Online

  • Các nền tảng luyện nghe chủ đề IT – Lập trình

Technovation
Floss Weakly
The Cloudcast
Business English – Learn with Business English Pod (Có các video chủ đề IT)
English Streams

Xem thêm: Các loại chứng chỉ tiếng Anh cần thiết để đi du học hoặc định cư nước ngoài 2022?

Những từ vựng chuyên ngành công nghệ thông tin

Những từ vựng chuyên ngành công nghệ thông tin dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc và trong quá trình nâng cao trình độ tiếng anh chuyên ngành.

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin về các thuật toán

  • Multiplication / mʌltɪplɪˈkeɪʃən/: Phép nhân
  • Numeric /nju(ː)ˈmɛrɪk/: Số học, thuộc về số học
  • Operation /ɒpəˈreɪʃən/: Thao tác
  • Output /ˈaʊtpʊt/: Ra, đưa ra
  • Perform /pəˈfɔːm/: Tiến hành, thi hành
  • Process /ˈprəʊsɛs/: Xử lý
  • Processor /ˈprəʊsɛsə/: Bộ xử lý
  • Pulse /pʌls/: Xung
  • Register /ˈrɛʤɪstə/: Thanh ghi, đăng ký
  • Signal /ˈsɪgnl/: Tín hiệu
  • Solution /səˈluːʃən/: Giải pháp, lời giải
  • Store /stɔː/: Lưu trữ
  • Subtraction /səbˈtrækʃən/: Phép trừ
  • Switch /swɪʧ/: Chuyển
  • Tape: Ghi băng, băng
  • Terminal: Máy trạm
  • Transmit: Truyền
  • Abacus: Bàn tính
  • Allocate: Phân phối
  • Analog: Tương tự
  • Application: Ứng dụng
  • Binary: Nhị phân, thuộc về nhị phân
  • Calculation: Tính toán
  • Command: Ra lệnh, lệnh (trong máy tính)
  • Dependable: Có thể tin cậy được
  • Devise: Phát minh
  • Different: Khác biệt
  • Digital: Số, thuộc về số
  • Etch: Khắc axit
  • Experiment: Tiến hành thí nghiệm, cuộc thí nghiệm
  • Remote Access: Truy cập từ xa qua mạng
  • Computerized: Tin học hóa
  • Storage: lưu trữ
  • Figure out: Tính toán, tìm ra
  • Generation: Thế hệ
  • History: Lịch sử
  • Imprint: In, khắc
  • Integrate: Tích hợp
  • Invention: Phát minh
  • Layer: Tầng, lớp
  • Mainframe computer: Máy tính lớn
  • Ability: Khả năng
  • Access: Truy cập; sự truy cập
  • Acoustic coupler: Bộ ghép âm
  • Analyst: Nhà phân tích
  • Centerpiece: Mảnh trung tâm
  • Channel: Kênh
  • Characteristic: Thuộc tính, nét tính cách
  • Cluster controller: Bộ điều khiển trùm
  • Consist (of): Bao gồm
  • Convert: Chuyển đổi
  • Equipment: Trang thiết bị
  • Multiplexors: Bộ dồn kênh
  • Network: Mạng
  • Peripheral: Ngoại vi
  • Reliability: Sự có thể tin cậy được
  • Single-purpose: Đơn mục đích
  • Teleconference: Hội thảo từ xa
  • Multi-task: Đa nhiệm
  • Arithmetic: Số học

2. Từ vựng chuyên ngành Công nghệ thông tin về cấu tạo máy móc

  • Alloy (n): Hợp kim
  • Bubble memory (n): Bộ nhớ bọt
  • Capacity (n): Dung lượng
  • Core memory (n): Bộ nhớ lõi
  • Dominate (v): Thống trị
  • Ferrite ring (n): Vòng nhiễm từ
  • Horizontal (a,n): Ngang, đường ngang
  • Inspiration (n): Sự cảm hứng
  • Intersection (n): Giao điểm
  • Detailed: chi tiết
  • Respective (a): Tương ứng
  • Retain (v): Giữ lại, duy trì
  • Gadget: đồ phụ tùng nhỏ
  • Semiconductor memory (n): Bộ nhớ bán dẫn
  • Unique (a): Duy nhất
  • Vertical (a,n): Dọc; đường dọc
  • Wire (n): Dây điện
  • Matrix (n): Ma trận
  • Microfilm (n): Vi phim
  • Noticeable (a): Dễ nhận thấy
  • Phenomenon (n): Hiện tượng
  • Position (n): Vị trí
  • Prediction (n): Sự tiên đoán, lời tiên đoán
  • Quality (n): Chất lượng
  • Quantity (n): Số lượng
  • Ribbon (n): Dải băng
  • Set (n): Tập
  • Spin (v): Quay
  • Strike (v): Đánh, đập
  • Superb (a): Tuyệt vời, xuất sắc
  • Supervisor (n): Người giám sát
  • Thermal (a): Nhiệt
  • Train (n): Đoàn tàu, dòng, dãy, chuỗi
  • Translucent (a): Trong mờ
  • Configuration: Cấu hình
  • Implement: công cụ, phương tiện
  • Disk: Đĩa

3. Từ vựng chuyên ngành Công nghệ thông tin về hệ thống dữ liệu

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

  • Alternative (n): Sự thay thế
  • Apt (v): Có khả năng, có khuynh hướng
  • Beam (n): Chùm
  • Chain (n): Chuỗi
  • Clarify (v): Làm cho trong sáng dễ hiểu
  • Coil (v,n): Cuộn
  • Condense (v): Làm đặc lại, làm gọn lại
  • Describe (v): Mô tả
  • Dimension (n): Hướng
  • Drum (n): Trống
  • Electro sensitive (a): Nhiễm điện
  • Electrostatic (a): Tĩnh điện
  • Expose (v): Phơi bày, phô ra
  • Guarantee (v,n): Cam đoan, bảo đảm
  • Demagnetize (v) Khử từ hóa
  • Intranet: mạng nội bộ
  • Hammer (n): Búa
  • Individual (a,n): Cá nhân, cá thể
  • Inertia (n): Quán tính
  • Irregularity (n): Sự bất thường, không theo quy tắc
  • Establish (v): Thiết lập
  • Permanent (a): Vĩnh viễn
  • Diverse (a): Nhiều loại
  • Sophisticated (a): Phức tạp
  • Monochromatic (a): Đơn sắc
  • Blink (v): Nhấp nháy
  • Dual-density (n): Dày gấp đôi
  • Shape (n): Hình dạng
  • Curve (n): Đường cong
  • Plotter (n): Thiết bị đánh dấu
  • Tactile (a): Thuộc về xúc giác
  • Virtual (a): Ảo
  • Compatible: tương thích
  • Protocol: Giao thức
  • Database: cơ sở dữ liệu
  • Circuit: Mạch
  • Software: phần mềm
  • Hardware: Phần cứng
  • Multi-user: Đa người dùng

4. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin khác

  • Graphics: đồ họa
  • Employ: thuê ai làm gì
  • Oversee: quan sát
  • Available: dùng được, có hiệu lực
  • Drawback: trở ngại, hạn chế
  • Research: nghiên cứu
  • Enterprise: tập đoàn, công ty
  • Perform: Tiến hành, thi hành
  • Trend: Xu hướng
  • Replace: thay thế
  • Expertise: thành thạo, tinh thông
  • Instruction: chỉ thị, chỉ dẫn

Xem thêm: Phần mềm học tiếng Anh cho người mất gốc đỉnh nhất 2022

Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

Ngoài những từ vựng tiếng Anh về Công nghệ thông tin ở trên, thì những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.

  • Chief source of information: Nguồn thông tin chính.
  • Operating system (n): hệ điều hành
  • Broad classification: Phân loại tổng quát
  • Union catalog: Mục lục liên hợp.
  • PPP: Là chữ viết tắt của “Point-to-Point Protocol”. Đây là một giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem
  • Source Code: Mã nguồn (của của file hay một chương trình nào đó)
  • Cluster controller (n) Bộ điều khiển trùm
  • Authority work: Công tác biên mục (tạo ra các điểm truy cập) đối với tên, tựa đề hay chủ đề; riêng đối với biên mục tên và nhan đề, quá trình này bao gồm xác định tất cả các tên hay tựa đề và liên kết các tên/tựa đề không được chọn với tên/tựa đề được chọn làm điểm truy dụng. Đôi khi quá trình này cũng bao gồm liên kết tên và tựa đề với nhau.
  • Alphanumeric data: Dữ liệu chữ số, dữ liệu cấu thành các chữ cái và bất kỳ chữ số từ 0 đến 9.
  • Convenience convenience: thuận tiện

Những website giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh công nghệ thông tin

Các website dưới đây chính là “bùa hộ mệnh” cho dân công nghệ thông tin, cùng lưu lại ngay thôi.

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

1. Whatis.techtarget.com

Chắc hẳn có nhiều lần bạn đã thắc mắc không biết các thuật ngữ trong công nghệ thông tin hoặc gặp khó khăn khi giải thích cho người không cùng ngành nghề. Trang web này sẽ giải thích cho bạn tường tận từng thuật ngữ một. Website trình bày khoa học các thuật ngữ theo từng cột, bạn chỉ cần click vào để xem nghĩa của chúng.

2. English4it.com

Tên website đã nói lên phần nào về nội dung của nó. Tuy nhiên trang này phù hợp với người có tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin ở mức độ basic. Có những bài nghe nói đọc viết basic về networking, Introduction to Software, … Bạn có thể học bất cứ khi nào rảnh rỗi. Vốn tiếng Anh chuyên ngành của bạn sẽ được cải thiện nhiều đấy.

3. FluentU

FluentU cung cấp chương trình học và tài liệu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin hoàn chỉnh với video, âm thanh, bản dịch có thể tải xuống, phụ đề tương tác, flashcard và nhiều công cụ tuyệt vời khác. Chương trình ở đây là một phần mềm được thiết kế trên nền tảng điện toán đám mây nên nó cũng mang tính hiện đại và cập nhật như chính ngành IT vậy.

Các video ở FluentU được dựng với các hình thức sống động và chân thực như video nhạc, đoạn giới thiệu phim, tin tức và các cuộc nói chuyện đầy cảm hứng. Những video ấy được biến thành các bài học ngôn ngữ được cá nhân hóa với cách tiếp cận tự nhiên, giúp người dùng dễ dàng học tập và trau dồi.

Xem thêm: Gia sư tiếng Anh online giải pháp tốt nhất cho con vào thời điểm này

Lựa chọn hình thức học gia sư tiếng Anh cho dân công nghệ thông tin tại Times Edu

Bạn không có quá nhiều thời gian để dành cho việc học, bạn cần nâng cấp tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, bạn muốn học một lộ trình riêng biệt phù hợp với trình độ và mục tiêu, đồng thời có thể linh hoạt thời gian. Hình thức học gia sư tiếng Anh cho dân công nghệ thông tin tại Times Edu chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn, giúp bạn giải đáp câu hỏi tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh.

tại sao dân công nghệ thông tin cần biết tiếng Anh

1. Quy trình kiểm tra đầu vào chặt chẽ

Để đảm bảo các bạn có được một lộ trình học phù hợp nhất, khi đến với Times Edu, các bạn sẽ được kiểm tra đầu vào cẩn thận, được đội ngũ chuyên gia định hướng lộ trình học phù hợp với năng lực và mục tiêu. Sau đó, quá trình xếp lớp học sẽ diễn ra từ 3-5 ngày và các bạn có thể bắt đầu lớp học cùng gia sư dạy tiếng Anh công nghệ thông tin tại Times Edu.

2. Lộ trình cá nhân hóa, tính ứng dụng cao

Chương trình học và lộ trình giảng dạy được soạn thảo trên tiêu chí cá nhân hóa và mang tính ứng dụng cao. Gia sư dạy tiếng Anh công nghệ thông tin tại Times Edu sẽ xây dựng lộ trình học bám sát ngành nghề, nhu cầu công việc và mục tiêu cần cải thiện. Tốc độ buổi học dựa trên khả năng nhận thức, tiếp thu của mỗi người học để giảng dạy.

3. Đội ngũ gia sư có trình độ chuyên môn cao

Đội ngũ gia sư tiếng Anh tại Times Edu có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh nhiều năm, đều có chứng chỉ IELTS từ 7.0 trở lên, TOEFL> 95, TOEIC > 900, đảm bảo kiến thức chuẩn nhất khi truyền dạy cho các bạn.

4. Miễn phí tài liệu và giáo trình

Toàn bộ tài liệu và giáo trình trong suốt quá trình học đều được Times Edu chuẩn bị đầy đủ mà các bạn không phải mất thêm bất kỳ chi phí nào nữa. Hãy đầu tư cho việc học tiếng Anh ngay hôm nay để chuẩn bị tốt nhất hành trang kiến thức tiếng Anh, sẵn sàng cho việc nhập cư ở nước ngoài. Đội ngũ gia sư tiếng Anh tại Times Edu sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trên hành trình chinh phục tiếng Anh.

Hãy liên hệ với Times Edu ngay hôm nay để được hỗ trợ chi tiết nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin.

Xem thêm: Bật mí các khóa học tiếng Anh cho người mất gốc 2022

Công ty TNHH Times Edu

Địa chỉ :

- Hà Nội: 115 Lê Duẩn, phường Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Hồ Chí Minh: Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh

Website: https://giasutienganhhanoi.com/

Fanpage: https://fb.com/TimesEduEnglish

Hotline: 0362.038.998

Times Edu 

Fanpage: Times Edu

Website: https://giasutienganhhanoi.com/

Tel: 0362038998

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Orange Space, 8 P. Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn muốn trải nghiệm phương pháp học độc đáo của Times Edu?


    CÓ THẺ BẠN QUAN TÂM

    -20%
    592.296 
    -20%
    881.360 
    -20%
    782.000 
    -19%
    856.032 
    -20%
    567.456 
    -20%
    1.018.072 
    -20%
    567.456 
    1.070.650 
    XEM THÊM

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *